Có Đức mặc sức mà ăn (phần 2)

CÓ ĐỨC MẶC SỨC MÀ ĂN (PHẦN 2)
 
      Các quốc gia Á Đông (Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Triều Tiên) không những chịu ảnh hưởng của Phật giáo mà còn ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng Nho giáo.
      Khổng Tử (551 – 479 TCN), người nước Lỗ (Trung Quốc) là nhà khai sáng Nho giáo, Khổng Tử là người tin vào Thiên mệnh. Ông tin rằng con người được sinh ra trên đời này có lý do, bản thân ông được Trời giao sứ mệnh góp sức xây dựng nên một xã hội quý trọng đạo đức và lòng hiếu học và ông đã dành cả đời cho sứ mệnh đó.
      Thuyết đạo đức của ông dựa trên 3 quan niệm chính:
      – Lễ: được xem là ba khía cạnh trong cuộc đời: hiến tế cho thần thánh, thiết chế chính trị và xã hội và hành vi hằng ngày. Lễ được xem là hành vi mà Trời chế định cho con người, lấy đó mà biết việc nào nên làm, việc nào không nên làm.
      – Nghĩa: là nguồn gốc của Lễ. Nghĩa chính là cách hành xử đúng đắn. Vị kỷ cá nhân chưa chắc đã xấu và người cư xử theo Lễ một cách đúng đắn mà người cả cuộc đời dựa trên Trí. Tức là thay vì theo đuổi quyền lợi cá nhân mình, người đó làm gì hợp lẽ và đạo đức.
      – Nhân: là nguồn gốc của Nghĩa. Nhân là cách cư xử tốt với mọi người. Nhân là trung tâm các đức tính: tình cảm chân thật, ngay thẳng, hết lòng vì nghĩa, nghiêm trang, tề chỉnh, rộng lượng, khoan dung, siêng năng cần mẫn…Người có đức Nhân chỉ hành động vì nhân nghĩa, đối lập với kẻ bất nhân chỉ hành động vì lợi.
      Dựa trên mức độ tu dưỡng đạo đức, Khổng Tử chia loài người làm 3 hạng:
 
      • Thánh nhân: Bậc hiền giả, người thể hiện và chuyển giao chân lý minh triết
 
      • Quân tử: Người cao nhã, kẻ phấn đấu để làm điều chân chính
 
      • Tiểu nhân: Kẻ “hèn mọn”, hành động không màng đến đạo đức.
 
      Khổng Tử chú trọng vào tu dưỡng đạo đức trước tiên, sau đó nuôi dưỡng gia đình, rồi mới đến cai trị thiên hạ bằng lòng nhân từ: “Tu thân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ”. Ông nhấn mạnh vào ngũ thường: “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín”. Nhân là lòng từ thiện, Nghĩa là làm tròn bổn phận, Lễ là sự tôn ti trật tự hay quy tắc trong việc đối nhân xử thế với người trên kẻ dưới, Trí là trí tuệ minh mẫn làm việc gì cũng phải suy nghĩ, Tín là lòng thành thực hiện những gì đã nói. Người ta phải giữ năm đạo đó làm thường, chẳng nên để rối loạn.
      Nhiều thế kỷ sau khi ông qua đời, Mạnh Tử và Tuân Tử đều có những cuốn sách quan trọng, và lúc ấy, một triết lý đã tạo dựng đầy đủ gọi là KHỔNG GIÁO.
 
      Tư tưởng của Nho giáo ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội các nước phương Đông qua nhiều thế kỷ (Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Triều Tiên). Đến đầu thế kỷ XX, phong trào sụp đổ của chế độ quân chủ, Nho giáo từ đó thoái trào.
 
      Cũng như các môn khoa học khác, dịch lý phong thủy cũng ảnh hưởng đến triết lý Nho giáo. Tư tưởng Vua – Tôi, Cha – Con, Vợ – Chồng, Anh – Em, Bạn Bè. Trong kiến trúc các triều đại, luôn lấy hướng Nam làm hướng chính (Ngọ môn), biểu hiện ở Tiên Thiên Bát Quái quẻ Càn thuộc Trời (Vua) nhìn về phương Nam mà cai trị thiên hạ vậy.
 
      Trong chế độ quân chủ, mỗi khi một triều đại suy vong, mọi người đều nhận định rằng dòng họ triều đại đó phúc đức đã cạn, tai họa ắt tới, nhường chỗ cho một triều đại mới thay thế.
 
      Các nhà phong thủy cho rằng, nguồn gốc của sự giàu có là phong thủy. Phong thủy âm trạch và dương trạch. Các nhà phong thủy xưa nay quả quyết và cho nhiều giai thoại kỳ diệu về việc táng ông bà tổ tiên sẽ giúp dòng họ phát phúc, dẫn đến phát tài nhiều đời. Khi những điều tư vấn các nhà phong thủy không hiệu nghiệm, họ luôn viện cớ rằng, phúc nhà chưa đủ để phát như là một lối thoát.
 
      Điều đặc biệt của các nhà phong thủy xưa nay là, mỗi khi nhà nào làm ăn khấm khá họ luôn quảng bá về công trạng tư vấn của họ, đến lúc gia chủ suy vi thì không thấy họ đâu, dù có mời họ giải điều xấu họ cũng không dám nhận.
 
      Một vấn đề được coi là cơ sở khoa học khi hội đủ 3 điều kiện: (1) sự thật, (2) công bố và (3) tính tái xác nhận. Chính vì bị vướng vào 3 điều này mà Phong thủy đến nay chưa được xác nhận là môn khoa học.
 
      Kết quả 2000 năm thực hành thuyết “Đạo đức” của Nho giáo, chúng ta nhận được kết quả gì: một xã hội không ai có thể kết luận là trung thực, những kẻ đạo đức giả lên ngôi, chúng ta tự hào có lịch sử 4000 năm nhưng phong tục tập quán lấn át luật pháp, con người mất niềm tin vào chính trị, xã hội ta đang sống. Truyền thống Trung Quốc cũng như Việt Nam, quan lại là kẻ đóng vai ác, lâu lắm mới có một người được ca tụng như Bao thanh thiên, đủ thấy bức tranh thực hành đạo đức hơn 2000 năm qua chúng ta nhận được màu đen là chủ yếu. Trên thế giới chẳng có quốc gia nào hàng giả, hàng nhái nhiều như Trung Quốc, Việt Nam.
       Vì vậy, chúng ta có nên tự hào hay xấu hổ về cái gọi là rao giảng đạo đức hay việc rao giảng 2000 năm qua có chỗ nào không đúng chăng???
 
(Còn tiếp)
 
Nhà nghiên cứu dịch lý – phong thủy: ThS. Lê Văn Thông
Gọi ngay