Pháp luật về kinh doanh quan trọng với người lãnh đạo quản lý ra sao?

DOANH NHÂN CẦN LUẬT NHƯ CÁ CẦN NƯỚC.

1. DOANH NHÂN 

1.1. Doanh nhân là gì?

Doanh nhân là người quản lý, cai quản công việc để tìm kiếm lợi nhuận. Doanh nhân có thể là chủ doanh nghiệp hoặc người điều hành, quản lý doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp nhà nước, những người đứng đầu cũng  là doanh nhân. Để điều hành quản lý công việc có hiệu quả, doanh nhân đầu tiên phải có TỐ CHẤT, hai là có những kiến thức và kỹ năng về điều hành và quản lý công việc. Nhiệm vụ quan trọng nhất của doanh nhân là GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ và RA QUYẾT ĐỊNH. Một doanh nhân giỏi là ra quyết định khi chưa có đầy đủ thông tin. Ra quyết định đòi hỏi phải có kiến thức, kinh nghiệm, bản lĩnh, cá tính, tầm nhìn và cả LINH TÍNH.

Vai trò, vị trí của doanh nhân xưa nay gây tranh cãi tới mức mà thế giới này chia làm 2 phe đối lập: Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa. Những quốc gia đi theo con đường Xã hội chủ nghĩa cho rằng, người chủ không tạo ra lợi nhuận (giá trị thặng dư), họ chỉ bỏ vốn ra cho nhân viên làm và họ chiếm đoạt thành quả đó (Capital – Karl Marx),  nguồn gốc của giá trị thặng dư là do lao động làm thuê tạo ra. Từ đó, đề xuất xóa bỏ giai cấp tư sản là những người thuê mướn lao động đề tìm lợi nhuận. Những quốc gia phát triển con đường tư bản chủ nghĩa cho rằng lao động phải gắn với tư hữu mới có hiệu quả, mới có động lực đổi mới sáng tạo, rằng những thành quả văn minh nhân loại đạt được như ngày hôm nay là do tư nhân chứ không phải nhà nước. Quốc gia nào càng có nhiều doanh nghiệp tầm cỡ thì quốc gia đó càng giàu có. Các quốc gia tư bản chủ nghĩa cũng phân biệt tư bản kiến tạo là tư bản cần phát triển và hạn chế tư bản thân hữu.

Đến nay, tranh cãi vấn đề này đã có kết quả. Các nước XHCN trước đây với mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung phải chuyển đổi sang cơ chế thị trường, bởi dẹp bỏ giai cấp tư sản là triệt tiêu động lực phát triển kinh tế xã hội, đó là sự thay đổi từ xóa bỏ sang thừa nhận vai trò của doanh nhân tạo ra giá trị xã hội, tạo việc làm, đóng góp vào ngân sách nhà nước...

Để trở thành doanh nhân, yếu tố quyết định là nhìn thấy cơ hội kiếm tiền. Điểm đặc biệt của doanh nhân là nhìn thấy cơ hội chứ không phải có trình độ cao, nhiều tiền hay kinh nghiệm. Cơ hội kiếm tiền rất đa dạng và phong phú, nó có thể đến từ tài năng, hay từ các mối quan hệ, thậm chí là sự tình cờ…Do đó, để trở thành doanh nhân, bạn có thể đến từ bất cừ ngành nghề và lĩnh vực gì trong cuộc sống, bất cứ trình độ nào. Nhiều người chưa tốt nghiệp phổ thông hoặc bỏ học giữa chừng nhưng đã trở thành những ông chủ vĩ đại ai ai cũng biết.

Chấp nhận rủi ro để tìm kiếm lợi nhuận là phương thức chung trong làm ăn, điểm khác biệt giữa chấp nhận rủi ro trong làm ăn với chấp nhận rủi ro trong cờ bạc là hai vấn đề khác nhau. Chấp nhận rủi ro trong làm ăn là sự vận dụng tất cả những hiểu biết, kiến thức, quan hệ, thời cuộc…nhìn thấy cơ hội kiếm tiền, nếu thất bại thì rút được kinh nghiệm cho lần sau. Đánh bạc thuần túy là trò may rủi. 

1.2. Doanh nhân Việt Nam.

Việt Nam từng kỳ thị tầng lớp doanh nhân, từng được cho là thành phần ăn bám, bóc lột sức lao động của người khác, Đảng và Nhà nước ra sức xóa bỏ. Kỳ lạ thay, việc xóa bỏ tầng lớp doanh nhân là nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng kinh tế xã hội. Đến 12/1986 đất nước phải  “đổi mới”, kinh tế tư nhân mới bắt đầu được thừa nhận hạn chế ở một số ngành, lĩnh vực nhất định. Với sức sống mãnh liệt, kinh tế tư nhân dần dần khẳng định vị trí, vai trò trong nền kinh tế và đến nay Đảng thừa nhận, đã trở thành “động lực” quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tổng kết lại, kinh tế tư nhân Việt Nam trải qua ba giai đoạn: CẤM ĐOÁN – THỪA NHẬN – KHUYẾN KHÍCH.

Năm 2004, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 990/QĐ-TTg,  lấy ngày 13 tháng 10 là Ngày Doanh nhân Việt Nam như là sự thừa nhận của Đảng và Nhà nước về vai trò, vị trí của đội ngũ giới chủ Việt Nam đóng góp cho sự phát triển đất nước. Mặc dù vậy, đội ngũ doanh nhân Việt Nam vẫn còn nhỏ và yếu, năng lực cạnh tranh hạn chế, đặc biệt là trong cạnh tranh quốc tế khi đất nước hội nhập ngày càng sâu rộng. Đến 2019, Việt Nam có khoảng 700.000 doanh nghiệp tư nhân, đóng góp khoảng 10% GDP. 

2. DOANH NHÂN CẦN LUẬT NHƯ CÁ CẦN NƯỚC.

Nhìn thấy cơ hội và huy động mọi khả năng, nguồn lực của mình để khai thác cơ hội đó là quá trình đầy rủi ro và nhẫn nại, người dám khai thác nó cần có bản lĩnh. Tỷ lệ thất bại khi khai thác dự án luôn nhiều hơn so với tỷ lệ thành công, do đó, để doanh nghiệp sống sót được qua năm đầu tiên luôn là thử thách. Người chủ doanh nghiệp luôn phải đối mặt rất nhiêu vấn đề mà khi làm thuê chưa bao giờ gặp phải: chiến lược kinh doanh, đối thủ cạnh tranh, quan hệ đối tác, phát triển đội ngũ nhân sự hiệu quả, quản lý tài chính, am hiểu pháp luật, nghĩa vụ với nhà nước…

Các doanh nghiệp có thể khác nhau về ngành nghề, quy mô, lĩnh vực, chiến lược cạnh tranh, quản trị tài chính hay nhân sự…nhưng có đặc điểm chung là phải trang bị kiến thức pháp luật giống nhau. Hậu quả của rủi ro dẫn đến 2 vấn đề: thua lỗ và pháp luật. Nếu lỗ lãi là vấn đề bình thường của doanh nghiệp thì rắc rối liên quan đến pháp luật là vấn nghiêm trọng và có thể giải quyết triệt để. 

Mặc dù những kiến thức pháp luật vô cùng cần thiết do chủ doanh nghiệp, người điều hành, quản lý…nhưng vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức, nhất là các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Giám đốc cần được trang bị kiến thức luật  là rất quan trọng, như cá cần nước vậy, đến khi phát sinh tranh chấp hay bị đối thủ qua mặt sẽ gây thiệt hại vô cùng lớn. 

Xuất phát từ những lý do trên, khóa học PHÁP LUẬT KINH DOANH CHO GIÁM ĐỐC ra đời nhằm trang bị những kiến thức cần thiết cho các chủ doanh nghiệp, nhà quản lý với thời lượng được rút ngắn nhất có thể. Khóa học này trang bị cho người học các loại luật: luật doanh nghiệp, luật thương mại, luật đầu tư, luật thuế, luật lao động và các vấn đề nảy sinh tranh chấp…Khóa học cũng được thiết kế giảng dạy trực tuyến cho những người ở xa có thể tiếp cận được mà không phải di chuyển. 

Phương pháp dạy học trực tuyến hiện nay đảm bảo rằng tham gia học trực tuyến chất lượng chuẩn như trên lớp. Khóa học này do các chuyên gia về luật thực chiến giảng dạy, không những cung cấp kiến thức cần thiết mà còn đưa ra những tình huống thực tiễn và giải đáp những thắc mắc yêu cầu của học viên. Kết thúc khóa học, Trường Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG-HCM sẽ cấp chứng chỉ có giá trị toàn quốc.

Xem chi tiết khóa học và đăng ký tại đây: https://bit.ly/35piBgg

Còn rất nhiều hóa học khác nữa tại đây: https://bit.ly/2SvMtT0

Gọi ngay