Chứng chỉ ngoại ngữ ABC chính thức bỏ và chứng chỉ VSTEP thay thế

I. BỎ THI CHỨNG CHỈ NGOẠI NGỮ ABC KIỂU CŨ.

Ngày 26/11/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 20/2019/TT-BGDĐT về việc bãi bõ các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên tại Quyết định số 30/2008/QĐ-BGDĐT ngày 06 tháng 06 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo chương trình giáo dục thường xuyên

Theo thông tư mới nhất này:

  • Việc thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ tin học theo kiểu cũ sẽ không còn giá trị sau ngày 15/01/2020.

  • Thường thì các nơi tổ chức chứng chỉ thi ngoại ngữ tin học sẽ tổ chức kéo dài thêm 6 tháng với lý do các lớp ôn tập chiêu sinh còn đang thực hiện theo chương trình cũ.
  • Từ 15/01/2010 hoặc chậm nhất là 15/07/2020 nơi nào tiếp tục tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ – tin học theo kiểu cũ sẽ không còn giá trị.
  • Chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực 6 bậc dành cho Việt Nam (VSTEP) sẽ thay thế.

II. THAY THẾ BẰNG CHỨNG CHỈ VSTEP

Ngày 29/09/2017, Bộ Giáo dục và Đào ban hành Thông tư 23/2017/TT-BGDĐT về Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Theo thông tư này, phôi chứng chỉ là phôi mới (ảnh dưới) do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (thay thế Chứng chỉ ngoại ngữ quốc gia lâu nay)

Tính đến 23/03/2020, đã có 13 trường được Bộ Giáo dục cấp phép tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo thông tư 23/2017/TT-BGDĐT.

  1. Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội (ULIS)
  2. Trường Đại học Hà Nội (HNU)
  3. Trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh
  4. Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế
  5. Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
  6. Trường Đại học Cần Thơ
  7. Trường Đại học Thái Nguyên
  8. Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội
  9. Học viện An ninh nhân dân
  10. Đại học Vinh
  11. Trường Đại học Sài Gòn
  12. Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
  13. Trường Đại học Văn Lang (TP.HCM)

 Những trường trước đây được cấp Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam (hoặc châu Âu 6 bậc) từ 2008 khi có đề án Ngoại ngữ 2020 thì cũng phải theo thông tư 23/2017/TT-BGDĐT, nghĩa là chứng chỉ của những trường này nếu Bộ Giáo dục chưa cấp phép thì vẫn không có giá trị hoặc chỉ có giá trị nội bộ mà thôi. Những trường được Bộ cấp phép theo Đề án Ngoại ngữ 2020 những chưa được Bộ cấp phép theo Thông tư 23/2017/TT- BGDĐT đó là:

  1. Trung tâm SEMEO RETRAC
  2. Trường Đại học Trà Vinh

III. TRƯỜNG HỢP CHỨNG CHỈ NỘI BỘ

Song song với những chứng chỉ có giá trị quốc gia theo quy định của thông tư 23/2017/TT-BGDĐT, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cho phép các trường đại học được phép cấp chứng chỉ VSTEP nội bộ để giải quyết đầu ra cho học viên sau đại học của mình.

Chú ý: chứng chỉ này chỉ có giá trị sử dụng nội bộ nhưng một vài trường biến thành tổ chức cho người ngoài vào thi và cấp chứng chỉ nội bộ, người đi thi nhầm lẫn là chứng chỉ quốc gia. Chứng chỉ này thực chất không có giá trị ngoài nội bộ đơn vị tổ chức nhưng hiện nay nhiều nơi sử dụng lao động cũng không phân biệt được nên vẫn có tình trạng nhầm lẫn này.

Hiện nay trường Đại học Hà Nội (HNU) vẫn tổ chức song song thi và cấp chứng chỉ VSTEP theo phương thức cũ và mới. Theo phương thức cũ (phôi chứng chỉ cũ – do Trường HNU tự thiết kế chỉ có giá trị nội bộ) chứ không có giá trị sử dụng ra bên ngoài. Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM cũng chỉ có giá trị sử dụng nội bộ mà thôi.

Cũng có một số trường hợp, các cơ quan sử dụng lao động chấp nhận những chứng chỉ nội bộ, người đi thi phải hỏi tổ chức của mình có đồng ý loại chứng chỉ này không rồi mới nộp tiền thi, tránh trường hợp thi xong rồi về không sử dụng được (thường nộp tiền qua trung gian, phí tăng lên nhiều lần) .

 

 

Gọi ngay