Lịch sử VSTEP

1. VSTEP là gì?

      VSTEP là từ viết tắt của tiếng Anh Vietnamese Standardized Test of English Proficiency là kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ (NLNN) 6 bậc dùng cho Việt Nam (tương đương với trình độ A1, A2, B1, B2, C1,C2).

      VSTEP được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 24/01/2014 theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT. Theo thông tư này, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực 6 bậc dành cho Việt Nam.

      -Bậc 1/6 tương đương với chứng chỉ A ngoại ngữ quốc gia

      -Bậc 2/6 tương đương với chứng chỉ B ngoại ngữ quốc gia

      – Bậc 3/6 tương đương với chứng chỉ C ngoại ngữ quốc gia (tương đương B1-CEFR)

      -Bậc 4/6 tương đương với B2 – CEFR

      -Bậc 5/6 tương đương vời C1 – CEFR

 

       Cũng cần nói thêm rằng, đề án ngoại ngữ 2020 ban hành từ năm 2008 giao cho 8 trường cấp chứng chỉ (các trường tự thiết kế phôi chứng chỉ) dưới tên gọi: tương đương khung châu Âu (A1, A2, B1, B2, C1, C2 – CEFR) sau đó cấp phép thêm cho Đại học Vinh và Trường Đại học Trà Vinh. Kể từ 2008 đến tháng 3/2015, các trường được Bộ giao cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ với tên gọi: tương đương B1, B2, C1 khung châu Âu. Kể từ tháng 03/2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định số 729/QĐ-BGDĐT ngày 11/03/2015 về việc Ban hành định dạng đề thi và đánh giá năng lực sử dụng tiếng anh từ bậc 3 đến bậc 5 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

      Như vậy, từ 11/03/2015, các trường cấp chứng chỉ không còn B1, B2, C1 nữa mà theo năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam. Một số trường như HNU, hay Đại học Trà Vinh còn lưu luyến với kiểu cũ nên vẫn cấp chứng chỉ theo khung năng lực châu Âu (B1, B2 – CEFR).

       Ngày 29 tháng 09 năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tiếp Thông tư 23/2017/TT-BGDĐT về việc Ban hành quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, có hiệu lực từ 15/11/2017.
Theo thông tư 23/2017/TT-BGDĐT có những điểm mới:

      Thứ nhất, chứng chỉ Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thống nhất, không còn tình trạng mỗi nơi cấp chứng chỉ mỗi kiểu.

      Thứ hai, những trường trước đây được giao thực hiện đề án ngoại ngữ 2020 không còn được cấp chứng chỉ VSTEP nữa mà phải được Bộ tập huấn và cấp phép lại. Và cũng theo Thông tư 23 này, việc cấp phép thi chứng chỉ VSTEP không còn giới hạn nữa mà các cơ sở đào tạo đủ điều kiện sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét và cấp phép. Đến 05/10/2020 đã có 14 trường được Bộ cấp phép theo Thông tư 23/2017

1. Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN,

2. Trường Đại học Hà Nội,

3. Trường Đại học Sư phạm TP.HCM,

4. Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế,

5. Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng.

6. Trường Đại học Cần Thơ,

7. Đại học Thái Nguyên,

8. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội,

9. Học viện An ninh Nhân dân.

10. Trường Đại học Vinh.

11. Trường Đại học Sài Gòn.

12. Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM).

13. Trường Đại học Văn Lang

14. Trường Đại học Quy Nhơn

2. VSTEP dùng vào việc gì?

      Xuất phát từ việc thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ A,B,C quốc gia trở thành vấn đề không thực chất, nên Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chứng chỉ VSTEP thay thế. Thông tư 20/2019/TT-BGDĐT ngày 26/11/2019 chính thức bãi bỏ quy định thi chứng chỉ ngoại ngữ A,B,C từ ngày 15/01/2020.

      VSTEP còn là chứng chỉ phục vụ cho đề án ngoại ngữ 2020. Giáo viên tiếng anh cấp tiểu học và trung học cơ sở phải có chứng chỉ VSTEP bậc 4/6 (tương đương B2-CEFR) và giáo viên tiếng anh cấp trung học phổ thông phải có chứng chỉ VSTEP bậc 5/6 (tương đương C1 – CEFR)

      Ngoài ra, chứng chỉ VSTEP còn được sử dụng cho đầu vào đầu ra chương trình đào tạo cao học trong rất nhiều trường đại học ở Việt Nam.

      Chứng chỉ VSTEP cũng được áp dụng cho cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, ngân hàng, bệnh viện, trường học…theo quy định của nhà nước.
….

3. Thi VSTEP hiện nay.

      – Giai đoạn từ 2018 đến nay, các trường tổ chức thi VSTEP do Cục Khảo thí của Bộ Giáo dục và Đào tạo giám sát cực kỳ chặt chẽ và quy chế thi còn khó hơn kỳ thi tuyển sinh quốc gia.

      – Đặc biệt, từ khi áp dụng Thông tư 23/2017/TT-BGDĐT đến nay, các trường đều tổ chức thi trên máy tính. Đây là một bất lợi cực kỳ cho những người lớn tuổi không thông thạo công nghệ thông tin. Làm bài viết phải đánh máy hoặc thi speaking trên máy sẽ bị “rơi” vài điểm so với thi trên giấy. Rất nhiều trường hợp, người đi thi chỉ thiếu có một ít thôi,thi trên máy sẽ làm giảm khả năng đạt rất nhiều. Đây là điểm cực kỳ quan trọng gây khó khăn cho người, nhất là những người lớn tuổi.

      – Cùng với việc bãi bỏ chứng chỉ ngoại ngữ ABC quốc gia, từ năm 2020 có thêm nhiều trường sẽ được cấp phép để đáp ứng được nhu cầu xã hội.

Bài viết thuộc về bản quyền của công ty VCED.

Gọi ngay