Ôn và thi VSTEP

I. THÔNG TIN VỀ KỲ THI VSTEP.

– Căn cứ Quyết định số 729/BGDĐT ngày 11/03/2015 về việc ban hành định dạng đề thi và đánh giá năng lực sử dụng tiếng anh từ bậc 3 đến bậc 5 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam.

– Căn cứ Thông tư số 23/2017/TT-BGDĐT ngày 29/09/2017 về Ban hành quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

1. Thi VSTEP bậc 3-5 gồm 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết.

– Mỗi môn thang điểm 10, làm tròn đến 0,5. (VD: 5,25 = 5,5; 5.75 = 6.0)

– Không môn nào bị 0 điểm. Nếu trong 4 kỹ năng có 1 kỹ năng bị 0 điểm thì dù có dư điểm cũng bị rớt.

– Đạt bậc 3/6 VSTEP: nếu 4 kỹ năng cộng lại từ 15 đến 22,5 điểm (điểm trung bình 4 kỹ năng từ 3.75 – 5.5) làm tròn từ 4.0 – 5.5.

– Đạt bậc 4/6 VSTEP: nếu 4 kỹ năng cộng lại từ 23 đến 32,5 điểm (điểm trung bình 4 kỹ năng từ 5.75 – 8.0) làm tròn từ 6.0 – 8.0.

– Đạt bậc 5/6 VSTEP: nếu 4 kỹ năng cộng lại từ 33 đến 40 điểm (điểm trung bình 4 kỹ năng từ 8.25) làm tròn 8.5.

2. Thi VSTEP bậc 2 gồm 3 cột điểm, thang điểm là 100.

– Cột 1 là thi nói: thang điểm 25

– Cột 1 là thi nghe: thang điểm 25

– Cột 3 là thi đọc + viết: mỗi phần 25 điểm.

– Đạt bậc 2/6 VSTEP từ 62,5 điểm trở lên (làm tròn 65 điểm), không môn nào bị 0 điểm.

3. Hình thức thi:

Trên giấy và trên máy tính. Tính đến 31/12/2019, chỉ có Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQG HN là tổ chức thi trên giấy, còn tất cả các trường còn lại đều thi trên máy tính.

4. Chứng chỉ VSTEP: theo mẫu thống nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2019.

5. Giá trị chứng chỉ VSTEP trong bao lâu: tùy theo yêu cầu công việc.

– Đối với những giáo viên dùng cho đề án ngoại ngữ 2020: không thời hạn

– Đối với những đối tượng khác: có giá trị trong 2 năm.

6. Hồ sơ đăng ký gồm những gì:

– Điền vào mẫu đăng ký dự thi trường mình muốn thi.

– 02 ảnh 4×6

– 01 bản sao CMND hoặc CCCD có công chứng.

– Lệ phí thi: dao động từ 1.500.000 – 1.800.000 đồng/thí sinh/lần. Có trường áp dụng ưu đãi cho sinh viên và cán bộ công nhân viên trường mình.

7. Thí sinh được dự thi bao nhiêu lần: không giới hạn.

8. Thi VSTEP ở đâu?. Đến 23/03/2020, có 13 Trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép theo Thông tư 23/2017/TT-BGDĐT. Bạn có thể đăng ký dự thi tại các trường này (lưu ý các trường này chưa tổ chức thi bên ngoài trường). 13 trường đó là:

Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQG HN (ULIS): thi trên giấy

– Trường Đại học Hà Nội (HNU): Thi trên máy

– Trường Đại học Thái Nguyên: Thi trên máy

– Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: Thi trên máy

– Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế: Thi trên máy

– Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng: Thi trên máy

– Trường Đại học Sư Phạm TP.HCM: Thi trên máy

– Trường Đại học Cần Thơ: Thi trên máy

– Học viện An ninh Nhân dân: Thi trên máy

-Trường Đại học Sài Gòn: Thi trên máy

– Trường Đại học Ngân hàng TPHCM

-Trường Đại học Vinh

– Trường Đại học Văn Lang (TP.HCM)

9. Khi nào có kết quả và chứng chỉ: khoảng 3-5 tuần sẽ có kết quả và chứng chỉ tùy theo quy định của từng trường.

II. NHỮNG KHÓ KHĂN KHI ÔN THI VSTEP.

1. Những khó khăn của người thi VSTEP.

* Đối với giáo viên thực hiện theo đề án ngoại ngữ 2020: giáo viên tiếng anh tiểu học và trung học cơ sở: cần đạt cấp độ 4/6 VSTEP. Cấp độ 4/6 VSTEP tương đương IELTS 5.5 – 6.0 hoặc B2 CEFR. Giáo viên trung học phổ thông cần đạt cấp độ 5/6 VSTEP tương đương IELTS 7.0 trở lên hoặc C1 CEFR.

Những giáo viên này đã có bằng đại học rồi (dù chính quy hay liên thông, theo luật giáo dục 2020 yêu cầu tất cả phải có bằng đại học), nhưng Bộ Giáo dục lại không tin sản phẩm mình đào tạo ra, yêu cầu giáo viên đi tìm chứng chỉ. Điều này tréo ngoe.

Vấn đề lịch sử để lại rằng nhiều giáo viên lớn tuổi, xưa giờ giảng dạy vùng sâu vùng xa, những nơi mà cả đời người dân địa phương chưa bao giờ sử dụng ngoại ngữ, yêu cầu họ phải đảm bảo trình độ ngang giáo viên ở trung tâm các thành phố là điều bất công. Vì vậy, họ phải tìm cách thông qua nhiều mối trung gian với số tiền không nhỏ để đủ hồ sơ theo quy định của Bộ. Nếu không đảm bảo, họ sẽ bị chuyển công tác, không đươc giảng dạy.

Với giáo viên phổ thông trung học yêu cầu đạt cấp độ 5/6 VSTEP tương đương IELTS 7.0 thì hầu như giáo viên tại các thành phố không đạt đến 50% huống chi những giáo viên vùng sâu vùng xa.

* Đối với những người không thuộc đề án ngoại ngữ 2020: những người này phải có chứng chỉ ngoại ngữ để đảm bảo hồ sơ công chức, viên chức, sau đại học…rất nhiều người công việc cả đời không dính đến ngoại ngữ nhưng vì yêu cầu chung họ bắt buộc phải có, ôn thi thì không thể. Cho nên thi ngoại ngữ là ám ảnh đối với họ.

2. Những khó khăn trong quá trình ôn thi.

– Khó khăn thứ nhất: người đi thi hầu hết là yếu hoặc rất yếu so với yêu cầu cần phải đạt được. “Sợ” là nỗi ám ảnh chung của nhiều người. Đặc biệt kỹ năng “nghe” là điểm tử của tất cả các thí sinh.

– Khó khăn thứ 2: tâm lý. Tâm lý có vai trò quan trọng trong khi thi. Một khi trình độ đã yếu cộng thêm với việc không quen thi làm cho nhiều thí sinh rất ngán.

– Khó khăn thứ 3: chiến lược ôn thi thế nào phù hợp. Rất nhiều trường hợp bị “Fail” do không phải ko đủ trình độ mà không có chiến lược phù hợp. Không có sự chuẩn bị tâm lý và chiến thuật thi nên kết quả bị “Fail” rất đáng tiếc.

3. Giải quyết những khó khăn trên cần làm gì?

– Luyện thi tại VCED sẽ hạn chế tối đa những khó khăn trên (VCED sẽ làm thủ tục dự thi, hướng dẫn cho thí sinh và có chiến thuật phù hợp cho từng thí sinh).

– Có gói cam kết đầu ra.

– Luyện thi VCED không cần phải tập trung mà kết hợp hướng dẫn giao bài qua online và tập trung tối thiểu để giải quyết khó khăn về địa lý và linh động về thời gian.

4. Liên hệ ôn thi VSTEP tại VCED: 0365.108.108

Gọi ngay