Chứng chỉ kế toán trưởng có 2 loại: chứng chỉ kế toán trưởng doanh nghiệp và chứng chỉ kế toán trưởng hành chính sự nghiệp. Người được bổ nhiệm chức danh kế toán trưởng phải có chứng chỉ Bồi dưỡng kế toán trưởng theo quy định của Bộ tài chính.
Người đủ điều kiện được cấp chứng chỉ Bồi dưỡng kế toán trưởng.
Người được bổ nhiệm chức danh kế toán trưởng doanh nghiệp hoặc trong các đơn vị hành chính sự nghiệp phải có chứng chỉ Bồi dưỡng kế toán trưởng theo quy định của Bộ Tài chính. Chứng chỉ Bồi dưỡng kế toán trưởng chỉ có giá trị 5 năm, sau 5 năm phải học lại.
Có rất nhiều đơn vị đào tạo được Bộ Tài chính cho phép được cấp chứng chỉ như Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, Trường Đại học Kinh tế – Luật, Trường Đại học Mở TP.HCM… Chứng chỉ theo quy định của Bộ Tài chính là chứng chỉ có phôi do Bộ Tài chính cấp phát, quản lý. Còn con dấu thuộc về đơn vị đào tạo do Bộ Tài chính cho phép.
Theo quy định, những người sau đây được cấp chứng chỉ Bồi dưỡng kế toán trưởng theo quy định của Bộ Tài chính thỏa mãn 2 điều kiện sau đây.
Một là, người tốt nghiệp ngành kế toán, tài chính ngân hàng từ trình độ trung cấp, cao đẳng hoặc đại học;
Hai là, có tối thiểu 2 năm kinh nghiệm đối với người tốt nghiệp đại học, có tối thiểu 3 năm kinh nghiệm với người tốt nghiệp cao đẳng hoặc trung cấp.
Như vậy, chứng chỉ Bồi dưỡng kế toán trưởng theo quy định của Bộ tài chính không thể cấp được cho những người tốt nghiệp các ngành như quản trị kinh doanh, hay những ngành kinh tế khác. Nếu người học không thuộc 2 chuyên ngành kế toán doanh nghiệp và tài chính ngân hàng thì phải chứng minh chương trình học có tối thiểu 200 tiết kế toán.
Những người không thõa mãn điều kiện thứ nhất thì có thể đăng ký học khóa Bồi dưỡng kế toán trưởng nhưng chỉ có giá trị bổi dưỡng kiến thức mà thôi.
Chương trình đào tạo chứng chỉ Bồi dưỡng kế toán trưởng.
Chương trình đào tạo Bồi dưỡng kế toán trưởng hiện nay dựa trên thông tư số 199/2001/TT-BTC ngày 30/12/2011 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn thực hiện tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ Bồi dưỡng kế toán trưởng. Theo thông tư này thì nội dung chương trình Bồi dưỡng kế toán trưởng được quy định như sau.
Đối với chương trình Bồi dưỡng kế toán trưởng doanh nghiệp.
Chương trình đào tạo Bồi dưỡng kế toán trưởng doanh nghiệp có 2 phần kiến thức, có tổng cộng 288 giờ gồm: (1) Phần kiến thức chung có thời lượng 104 giờ và (2) Phần kiến thức nghiệp vụ có thời lượng 188 giờ.
Phần kiến thức chung có 5 chuyên đề gồm: (i) Pháp luật liên quan đến doanh nghiệp, (ii) Quản lý tài chính doanh nghiệp, (iii) Pháp luật về thuế, (iv) Thẩm định dự án đầu tư và (v) Quan hệ tín dụng, thanh toán và bảo lãnh giữa doanh nghiệp với ngân hàng và tổ chức tài chính.
Phần kiến thức chuyên ngành gồm 6 chuyên đề gồm: (i) Pháp luật về kế toán, (ii) Tổ chức công tác kế toán và vai trò, nhiệm vụ kế toán trưởng doanh nghiệp, (iii) Kế toán tài chính doanh nghiệp, (iv) Tổ chức kế toán quản trị doanh nghiệp, (v) Báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, (vi) Kiểm toán và kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp.
Đối với chương trình Bồi dưỡng kế toán trưởng hành chính sự nghiệp.
Chương trình đào tạo Bồi dưỡng kế toán trưởng hành chính sự nghiệp cũng gồm 2 phần kiến thức, có tổng cộng 192 giờ gồm: (1) Phần kiến thức chung có thời lượng 68 giờ và (2) Phần kiến thức nghiệp vụ có thời lượng 124 giờ.
Phần kiến thức chung có 4 chuyên đề gồm: (i) Pháp luật về kinh tế áp dụng cho các đơn vị thuộc lĩnh vực kế toán nhà nước, (ii) Tổ chức quản lý dự toán, cấp phát, quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN), đơn vị có sử dụng kinh phí có sử dụng NSNN và đơn vị không có sử dụng kinh phí NSNN (iii) Mở và quản lý tài khoản, kiểm soát chi NSNN qua kho bạc nhà nước, (iv) Tài chính các đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN và đơn vị không sử dụng kinh phí NSNN.
Phần kiến thức chuyên ngành gồm 6 chuyên đề gồm: (i) Pháp luật về kế toán, tổ chức công tác kế toán, vai trò, nhiệm vụ của kế toán trưởng, (ii) Kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ kho bạc, (iii) Kế toán đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN và đơn vị không sử dụng kinh phí NSNN. (iv) Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán đơn vị thu, chi ngân sách, đơn vị hành chính sự nghiệp. (v) Phân tích báo cáo tài chính đơn vị thu, chi ngân sách, đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN và đơn vi không sử dụng kinh phí NSNN. (vi) Kiểm toán báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán đơn vị thu, chi NSNN và đơn vị hành chính sự nghiệp.
Học chứng chỉ kế toán trưởng online ở đâu.
Chứng chỉ Bồi dưỡng kế toán trưởng được đào tạo ở rất nhiều nơi. Người quan tâm đến khóa học này rất dễ dàng tìm được nơi đào tạo phù hợp với điều kiện và nhu cầu học tập.
Tuy nhiên đối với những người ở xa, phân tán thì việc tham gia khóa học Bồi dưỡng kế toán trưởng mất khá nhiều công sức. Vì vậy, lựa chọn phương thức học trực tuyến là giải pháp tiện lợi, tiết kiệm hơn học tại lớp.
Công nghệ đào tạo hiện nay cho phép người học ngồi tại đâu cũng có thể tham gia được. Hiện nay, Công ty Phát triển Giáo dục và Tư vấn Việt Nam (VCED) đã liên kết với các đơn vị được Bộ Tài chính ủy quyền đào tạo và cấp chứng chỉ Bồi dưỡng kế toán trưởng tổ chức phương thức đào tạo trực tuyến. Đào tạo trực tuyến la hình thức học trực tiếp như trên lớp được các trường đại học áp dụng rộng rãi cho sinh viên mùa Covid-19 chứng tỏ phương pháp này hiệu quả và được công nhận chính thức cả Việt Nam và thế giới.
Thời gian học linh hoạt, có nhiều lịch học khác nhau phù hợp với mọi nhu cầu của người cần học kế toán trưởng.